Gạo là nguồn thực phẩm chính của mọi người dân nước ta hiện nay. Nhu cầu tiêu thụ gạo của nước ta thuộc vào top cao nhất thế giới. Với nhu cầu sử dụng gạo vô cùng lớn như vậy, việc nhiều có rất nhiều đại lý kinh doanh gạo được thành lập. Trong đó, nhiều người mong muốn mở đại lý kinh doanh gạo, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như cần thực hiện những thủ tục gì? Hôm nay, khogaomientay sẽ cùng các bạn tìm hiểu những thủ tục đăng ký kinh doanh gạo thông qua bài viết sau. Các bạn có thể theo dõi bài viết để biết rõ hơn những thủ tục phải thực hiện khi tiến hành mở đại lý kinh doanh gạo nhé.
Hướng dẫn những thủ tục đăng ký kinh gạo
Khi có nhu cầu mở đại lý kinh doanh gạo, trước tiên các bạn cần làm thủ tục mở cửa hàng kinh gạo và nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ ngày bao gồm các loại giấy tờ như:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
- Bản sao của giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia mở đại lý kinh doanh. Hoặc là người đứng ra đại diện cho hộ kinh doanh.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp mở đại lý kinh doanh gạo do một nhóm cá nhân cùng nhau thành lập.
Trong đó, nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm các phần sau:
- Tên hộ kinh doanh và địa chỉ đăng ký mở đại lý kinh doanh gạo.
- Ngành, nghề kinh doanh: Kinh doanh gạo.
- Số vốn mở cửa hàng kinh doanh gạo. Số vốn mà các thành viên cùng nhau góp vào để mở đại lý kinh doanh gạo.
- Họ, tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân mở đại lý kinh doanh gạo.
Kinh doanh hộ cá thể là do một cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự. Hoặc một hộ gia đình làm chủ. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 nhân công và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Những lưu ý khi đăng ký giấy phép kinh doanh gạo
Ngoài những vấn đề quan trọng và cần thiết khi tiến hành kinh doanh gạo cần chuẩn bị như: Nghiên cứu thị trường, chuẩn bị vốn, quảng cáo, nguồn hàng… Thì những lưu ý sau đấy các bạn cần phải lưu ý để quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất. Cụ thể như:
Cách đặt tên cửa hàng của mình
Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh gạo là một trong những yếu tố giúp khách hàng nhớ và quay lại với cửa hàng của mình. Khi lựa chọn tên cho cửa hàng, các bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Tên cửa hàng gạo của bạn yêu cầu phải có đầy đủ cấu trúc bao gồm loại hình và tên riêng của mình. Tên riêng cửa hàng không nên chứa những từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục và không có nghĩa.
- Nên lựa chọn những tên không nên trung hợp với tên của cửa hàng gạo khác trong phạm vị địa phương, huyện xã. Có thể sử dụng những tên viết tắt hoặc là những tên bằng tiếng anh.
Nguồn vốn trước khi mở cửa hàng gạo
Mở một cửa hàng gạo cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm và muốn biết cụ thể. Họ muốn biết số vốn cụ thể để giúp quá trình kinh doanh của mình không bị hụt vốn. Nhưng không phải ai mở cửa hàng gạo cũng đều có một số vốn nhất định và giống nhau. Số vốn này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như: Khả năng của mỗi người, tình hình kinh tế hiện nay, điều kiện hiện nay và quy mô cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, số vốn ban đầu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Nếu phải thuê mặt bằng thì sẽ tốn hơn, phải thuê nhân công… Mở cửa hàng gạo, phụ thuộc nhiều vào mức giá thị trường thời điểm đó. Nhưng các bạn cần chuẩn bị nguồn vốn từ 30-60 triệu, tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng.
Ngành nghề kinh doanh
Trong quá trình đi làm thủ tục đăng ký kinh doanh gạo. Các bạn nên lựa chọn đúng ngành nghề kinh doanh của cửa hàng mình, như vậy sẽ giúp mình kinh doanh theo đúng quy định của pháp đề ra.
Thuê mặt bằng kinh doanh
Nếu như bạn có sẵn mặt hàng, thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn để bạn có thể cạnh tranh lành mạnh đối với các cửa hàng gạo xung quanh cửa hàng của bạn. Khi bạn không phải mất một khoản kha khá để chi trả cho khoản mặt bằng, thì giá bán của các mặt hàng gạo của bạn sẽ thấp hơn cửa hàng khác, đây là một lợi thế rất lớn. Còn nếu phải đi thuê mặt bằng, các bạn nên tìm những địa điểm phù hợp như: Mặt tiền đường, gần khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện hay khu công nghiệp…
Những loại thuế bạn cần phải đóng
Sau khi đăng ký kinh doanh cửa hàng gạo, tùy thuộc vào khai báo doanh thu cụ thể từng năm mà các bạn phải đóng những loại thuế sau đây:
- Thuế giá trị gia tăng: Tùy vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai mà cửa hàng kinh doanh gạo sẽ có cách tính thuế GTGT khác nhau. Nếu khai thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ có 3 mức thuế VAT như: 10%, 5% và 0%.
- Thuế môn bài: Đầy là loại thuế các bạn phải đăng hằng năm.
- Thuế thu nhập cá nhân: Đây là loại thuế cơ bản, mà các cửa hàng đăng ký kinh doanh phải đóng hằng năm. Nếu cửa hàng có nhân viên, thì bạn phải có trách nhiệm kê khai nộp thuế thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình. Cụ thể như sau:
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 đến 300 triệu/năm | 300000 |
2 | Từ 300 đến 500 triệu/năm | 500000 |
3 | Từ 500 đến 1 tỷ/năm | 1000000 |
Theo quy định mới, thì nếu thu nhập cửa cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì cửa hàng không phải nộp các loại thuế kể trên.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký kinh doanh gạo và những lưu ý khi mở đại lý gạo. Nếu như đang có nhu cầu mở đại lý gạo mà chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn nên tham khảo bài viết của chúng tôi để biết rõ hơn về các thủ tục để kinh doanh gạo thuận lợi nhé. Hiện nay khogaomientay đang có nhu cầu tuyển đại lý gạo cấp 1 tại Đồng Nai, TPHCM. Nếu trở thành đại lý của chúng tôi, các bạn sẽ được hưởng những ưu đãi hấp dẫn về giá cả, vận chuyển, đổi trả… Liên hệ ngay với chúng tôi để trở thành đại lý gạo cấp 1 của chúng tôi nhé. Chúc các bạn thành công